Marketing

Bí kíp chinh phục marketing: Giải mã các thuật ngữ chuyên ngành [update 2024]

Trong bối cảnh marketing không ngừng thay đổi, việc nắm vững các thuật ngữ trong marketing là yếu tố then chốt giúp bạn chinh phục mọi chiến lược và xu hướng mới nhất. Bài viết “Bí kíp chinh phục marketing: Giải mã các thuật ngữ chuyên ngành [update 2024]” sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và cập nhật mới nhất về những khái niệm quan trọng. Dù bạn là người mới bắt đầu hay một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, bài viết của KNiC sẽ là cẩm nang hữu ích để bạn tự tin và thành công hơn trong lĩnh vực marketing hiện đại.

Thuật ngữ cơ bản trong marketing

Thuật ngữ cơ bản trong marketing

4P (Product, Price, Promotion, Place)

4P là viết tắt của Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến). Mô hình marketing này là sự kết hợp của công cụ marketing chiến thuật.

  • Product: Miêu tả các thông tin chi tiết (như đặc điểm, tính năng và lợi ích) về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Price : Xác định chiến lược giá cả, thiết lập mức giá phù hợp và đảm bảo giá cả tương xứng với giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Place: Tìm các kênh phân phối và địa điểm để khách hàng dễ dàng đến mua.
  • Promotion: Hoạt động truyền thông, quảng cáo, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Target market (thị trường mục tiêu)

  • Target Market được hiểu là một nhóm hàng khách nhất định mà doanh nghiệp muốn hướng đến khi thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp dồn hết nguồn lực và tập trung nỗ lực vào nhóm khách hàng tiềm năng này.
  • Nhóm khách hàng này được xác định dựa trên:
  • Đặc điểm nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế, quốc gia và nghề nghiệp.
  • Hành vi mua sắm: tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm, tần suất mua sắm, xu hướng mua sắm
  • Sở thích và nhu cầu tiêu dùng

Branding (xây dựng thương hiệu)

Branding là một phần quan trọng trong quá trình thiết lập Brand Marketing. Lợi ích Branding giúp định vị thương hiệu trên thị trường và tạo ra sự kết nối lâu dài với khách hàng.

Quá trình này sẽ xây dựng hình ảnh và bản sắc độc quyền cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhầm gây ấn tượng trong tiềm thức của người tiêu dùng.

Điều này bao gồm:

  • Bản chất và giá cốt lõi của thương hiệu: mục đích, tầm nhìn, sức mệnh, giá trị của thương hiệu
  • Định vị thương hiệu
  • Cam kết thương hiệu
  • Nhận diện thương hiệu

Segmentation (phân khúc thị trường)

Segmentation là chia nhỏ thị trường mục tiêu thành các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Quá trình xây dựng này giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá sản phẩm, dịch vụ và cá nhân hoá chiến lược marketing để phù hợp với từng phân khúc.

Phân khúc thị trường theo các yếu tố sau:

  • Đặc điểm nhân khẩu học
  • Đặc điểm địa lý
  • Đặc điểm tâm lý
  • Đặc điểm hành vi

Thuật ngữ liên quan đến chiến lược marketing

Thuật ngữ liên quan đến chiến lược marketing

USP (Unique Selling Proposition)

USP là cụm từ được viết tắt từ “ Unique Selling Proposition”, được dịch thành Điểm hàng độc nhất. Đây là một điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp bạn tạo nên sự khác việt so với đối thủ cạnh tranh. USP chỉ tập trung vào những điểm đặc biệt và duy nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ để thu hút khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ.

SWOT analysis (phân tích SWOT)

SWOT Analysis là một công cụ hỗ trợ phân tích quan trọng trong lĩnh vực quản lý và kế hoạch kinh doanh. Nó giúp tổ chức hoặc cá nhân đánh giá tổng thể về tình hình hiện tại và tiềm năng kinh doanh của họ.

SWOT sẽ xác định các yếu tố nội và ngoại vi:

  • Điểm mạnh (Strengths): Những yếu tố tích cực và thành công của tổ chức hoặc cá nhân như thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng,…
  • Điểm yếu (Weaknesses): Những hạn chế hoặc thiếu sót trong hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân, như hạng mục cần cải thiện, kỹ năng kém, hoặc vấn đề tài chính.
  • Cơ hội (Opportunities): Những điều kiện tích cực từ môi trường bên ngoài, như thị trường mở rộng, xu hướng tiêu dùng thay đổi, hoặc công nghệ mới ngày càng phát triển.
  • Thách thức (Threats): Những yếu tố tiêu cực, rủi ro, hoặc nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường bên ngoài, như sự cạnh tranh gay gắt, biến động kinh tế,…

Positioning (định vị thương hiệu)

Định vị thương hiệu là xác định một vị trí đặc biệt và khác biệt cho sản phẩm trong tâm trí của khách hàng. Nó là quá trình tạo ra một hình ảnh, một bản sắc riêng biệt cho thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu còn phải ánh giá trị, niềm tin và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Nếu bạn triển khai thành công, nó sẽ giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài trong tâm trí của khách hàng.

Content marketing (marketing nội dung)

  • Blog: là một công cụ trực tuyến phổ biến cho phép chia sẻ thông tin, kiến thức hoặc trải nghiệm cá nhân.
  • Keyword: là một cụm từ khoá mà người dùng sẽ nhập vào thanh tìm kiếm của công cụ tìm kiếm để tìm hiểu thông tin. Nắm bắt đúng keyword mà khách hàng tiềm năng muốn tìm kiếm là chìa khóa giúp bạn tiếp cận và thu hút họ hiệu quả.
  • Landing Page: là “trang đích” được thiết kế riêng biệt để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mong muốn, ví dụ như mua hàng, đăng ký, tải e-book,…
  • Backlink: là “liên kết” từ các trang web uy tín khác trỏ về website của bạn. Nó giúp tăng độ uy tín và sự tin cậy cho website của bạn.
  • Internal link: là “liên kết nội bộ” trong website. Nó giúp điều hướng người dùng đến các trang nội dung khác để thúc đẩy chuyển đổi.
  • Anchor text: đoạn văn bản chứa hyperlink, đóng vai trò “lời chào mời” hấp dẫn, thu hút người dùng click chuột và truy cập vào trang web/URL mới.
  • Call To Action (CTA): là lời kêu gọi hành động. CTA khuyến khích người dùng thực hiện một hành động cụ thể, giúp thúc đẩy chuyển đội. Ví dụ như tham gia, mua hàng, đăng ký,…

Thuật ngữ trong digital marketing

Thuật ngữ trong digital marketing

SEO (Search Engine Optimization)

Search Engine Optimization (SEO): hay còn được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình giúp tăng cường lưu lượng truy cập (traffic) và cải thiện thứ hạng trang web xuất hiện trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

PPC (Pay-Per-Click)

PPC (Pay Per Click) hay còn được gọi là Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp. Đây là mô hình marketing trực tuyến mang tính đột phá, giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy chuyển đổi và bứt phá doanh thu. Nhà tiếp thị sẽ tạo quảng cáo và đặt giá thầu cho các cụm từ tìm kiếm cụ thể trong các phiên đấu giá trực tuyến. Điều này sẽ giúp họ hiển thị quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

 Social media marketing

Social media marketing là sử dụng các nền tảng social media (Facebook, Instagram, Tiktok,…) để kết nối với khách hàng để tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web, xây dựng cộng đồng người theo dõi thương hiệu.

Marketing trong kỷ nguyên số và công nghệ mới phát triển mạnh mẽ, nó đòi hỏi sự học hỏi không ngừng, thích ứng nhanh với xu hướng mới và kèm theo tư duy sáng tạo. Hãy trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để bứt phá và chinh phục những đỉnh cao mới trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. Hy vọng bài viết “Bí kíp chinh phục Marketing: Giải mã các thuật ngữ chuyên ngành [update 2024]” đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về các thuật ngữ viết tắt trong Marketing.

Có thể bạn quan tâm:

 

Tin liên quan

Back to top button