Marketing

Marketing Executive là gì? Giữ vai trò và trọng trách thế nào?

Marketing Executive là một vị trí khá hot, được nhiều bạn trẻ yêu thích và theo đuổi. Chức vụ này cũng ngày càng được phổ biến rộng rãi khi việc marketing cho một thương hiệu hay doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Vậy cụ thể thì công việc của một Marketing Executive sẽ gồm những gì? Hãy cùng KNiC tìm lời giải đáp qua bài viết dưới.

Marketing Executive là gì?

Người làm Marketing Executive sẽ có nhiệm vụ cốt lõi là lên kế hoạch, triển khai và đo lường các chiến lược marketing dựa trên các chỉ số về hiệu suất chính do Marketing Manager đưa ra cùng KPIs của phòng Sales đề xuất. Có thể nói, vị trí Marketing Executive chính là cầu nối cho phòng ban Marketing với phòng Kinh doanh, chịu trách nhiệm đưa những chiến lược tiếp thị thành kết quả về doanh số bán hàng.

Bên cạnh đó, Marketing Executive còn có trách nhiệm xây dựng các chương trình nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Ví dụ như các chương trình ưu đãi, giảm giá hoặc những chương trình hậu mãi để khách hàng luôn hài lòng khi dùng sản phẩm của thương hiệu. Để làm được điều này, chuyên viên Marketing phải có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn và sự cầu tiến, nỗ lực.

Marketing Executive là cầu nối cho bộ phận Sales và phòng Marketing
Marketing Executive là cầu nối cho bộ phận Sales và phòng Marketing

Vai trò và trách nhiệm của Marketing Executive

Vai trò Marketing Executive ở mỗi tổ chức sẽ có những đầu mục công việc không giống nhau. Thế nhưng, nhìn chung, họ sẽ đều có những vai trò như:

  • Đề xuất ý tưởng cho chiến lược Marketing hoặc triển khai chiến lược từ ý tưởng của Marketing Manager hay Brand Manager.
  • Giám sát và đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing dựa theo kế hoạch từ Marketing Manager hay Brand Manager.
  • Kết hợp cùng những bộ phận, phòng ban khác như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, sales… tùy thuộc vào yêu cầu công việc.
  • Xem xét và đánh giá hiệu quả các chiến dịch bằng công cụ digital, qua đó đưa ra các kiến nghị về giải pháp điều chỉnh.
  • Kiểm soát ngân sách cho những chiến dịch quảng cáo, pr và truyền thông.
  • Kiểm soát và phát triển các kênh truyền thông thuộc tổ chức trên mọi nền tảng.
  • Báo cáo chi tiết về hiệu quả công việc cho Marketing Manager hay Brand Manager.
Marketing Executive có vai trò đề xuất ý tưởng cho các dự án marketing
Marketing Executive có vai trò đề xuất ý tưởng cho các dự án marketing

Phân biệt Marketing Executive với các vị trí marketing khác

Trách nhiệm Marketing Executive nhìn chung thường là vị trí ở mức độ nhập môn trong lĩnh vực marketing. Công việc của họ thường là thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong chiến lược marketing của tổ chức, bao gồm việc thực hiện các hoạt động quảng cáo, tạo nội dung, quản lý mạng xã hội và thực hiện các chiến dịch tiếp thị.

So với Marketing Manager hoặc Brand Manager, Marketing Executive có trách nhiệm ít hơn trong việc lên kế hoạch chiến lược toàn diện và quản lý các dự án lớn hơn. Họ thường làm việc dưới sự hướng dẫn của các cấp quản lý cao hơn để thực hiện các chiến lược đã được phê duyệt. Trong khi đó, so với Digital Marketing Specialist, Marketing Executive lại có phạm vi công việc rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động truyền thống và trực tuyến với mọi loại content từ video, hình ảnh, con chữ…

Kỹ năng cần thiết cho Marketing Executive

Kỹ năng Marketing Executive cần có sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy định tổ chức… Tuy nhiên, một chuyên viên Marketing hiển nhiên cần có được các yếu tố sau:

  • Nhanh nhạy, nhạy bén với xu hướng thị trường: Biết cách xem xét và điều chỉnh chiến lược tiếp thị của tổ chức phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh doanh.
  • Nhiệt tình, cầu tiến và sáng tạo: Luôn đưa ra được các ý tưởng mới và làm cho chiến lược tiếp thị thêm nổi bật, thu hút sự chú ý từ khách hàng.
  • Giao tiếp tốt và biết xây dựng mạng lưới quan hệ: Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả. Đồng thời, việc có mối quan hệ tốt với những đối tác, khách hàng tiềm năng cũng mở rộng cơ hội tiếp thị cho doanh nghiệp.
  • Khả năng đo lường và đánh giá số liệu: Từ đó có thể hiểu rõ hơn về thị trường và đối tượng khách hàng của mình.
  • Làm việc nhóm tốt: Có thể làm việc hiệu quả trong môi trường làm việc đa dạng và nhiều thành viên.
  • Biết quản lý, sắp xếp công việc và thời gian: Hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả và đảm bảo rằng các chiến lược marketing đáp ứng được các mục tiêu, KPIs của tổ chức.
Marketing Executive cần biết cách hoạch định kế hoạch marketing
Marketing Executive cần biết cách hoạch định kế hoạch marketing

Mức lương của Marketing Executive

Mức lương Marketing Executive sẽ còn dao động tùy vào cấp bậc của nhân viên và tổ chức mà nhân viên đó đang công tác. Đối với Junior Marketing Executive, vị trí có thể hoạch định chiến lược, triển khai và báo cáo hiệu quả công việc chi tiết. Với 1-3 năm kinh nghiệm, mức lương cho cấp bậc này dao động khoảng 7-12 triệu đồng/ tháng.

Đối với Senior Marketing Executive, vị trí có chuyên môn cao, kỹ năng chuyên sâu, thường tham gia chính trong công tác định hướng chiến lược, tổ chức cũng như đáp ứng hiệu quả hoạt động marketing. Mức lương cho cấp bậc này ước tính khoảng 10-18 triệu đồng/ tháng.

Đối với Growth Executive, vị trí đòi hỏi độ nhạy bén cao với xu hướng thị trường, kinh nghiệm vững chắc, chuyên môn cao và kỹ năng làm việc độc lập, mức lương hằng tháng sẽ rơi vào khoảng 18-30 triệu đồng.

Cơ hội nghề nghiệp cho Marketing Executive

Cơ hội nghề nghiệp của vị trí Marketing Executive hiện tại khá lớn. Bởi hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh, từ các công ty tiêu dùng, nhà bán lẻ, nhà sản xuất tới những đơn vị cung cấp dịch vụ đều cần có vị trí này. Ngược lại, công việc này thường đòi hỏi nhân viên sẵn sàng làm việc nhiều giờ với áp lực cao trong giai đoạn chạy dự án. Điều này có nghĩa là việc làm thêm giờ và làm việc liên tục là điều khó tránh khỏi. Do đó, ở vị trí Marketing Executive, cơ hội khá cao nhưng thường đi kèm với sự cống hiến và nỗ lực lớn từ phía nhân viên.

Marketing Executive có nhiều cơ hội việc làm
Marketing Executive có nhiều cơ hội việc làm

Định hướng phát triển cho Marketing Executive

Lộ trình thăng tiến của Marketing Executive sẽ bắt đầu với cấp bậc Junior Marketing Executive, dành cho những cá nhân có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm trong ngành. Ở vị trí này, bạn cần có khả năng tham gia vào việc hoạch định chiến lược marketing, sau đó triển khai, đo lường kết quả và báo cáo hiệu quả cho ban lãnh đạo.

Sau đó, khi tích lũy đủ trải nghiệm và kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên Senior. Ở vị trí này, kinh nghiệm của bạn cần tương đương 3 đến 5 năm làm việc. Senior Marketing Executive thường tham gia vào việc lên kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động marketing của tổ chức, đồng thời quản lý những hoạt động chung của phòng Marketing.

Cuối cùng, Senior Marketing Executive có thể thăng tiến vị trí Growth Executive. Đây là vị trí dành cho những cá nhân có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên và đã chứng minh được khả năng lãnh đạo cũng như sự nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường. Để làm tốt nhiệm vụ của Growth Executive, bạn cần có khả năng nắm chính các chiến lược marketing tổng thể của tổ chức và có thể lãnh đạo mọi dự án quan trọng.

Lộ trình thăng tiến với vị trí Marketing Executive là gì?
Lộ trình thăng tiến với vị trí Marketing Executive là gì?

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp khá cụ thể về các thắc mắc xoay quanh công việc Marketing Executive. Với xu hướng marketing ngày càng được coi trọng trong mọi loại hình kinh doanh, chức vụ này đảm bảo sẽ còn được nhiều bạn trẻ theo đuổi hơn nữa trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

 

Tin liên quan

Back to top button