Bật mí bí quyết xây dựng chiến lược Marketing đạt hiệu quả cao
Xây dựng chiến lược Marketing là một trong những bước phải có khi tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của bất kỳ ngành hàng nào. Vậy nên, nắm được bí quyết lên ý tưởng, xác định và phân tích để hoàn thiện plan là điều vô cùng cần thiết. Sau đây, KNiC sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về từng bước phác thảo kế hoạch Marketing.
Quy trình xây dựng chiến lược marketing
Xây dựng chiến lược Marketing là bước quan trọng cho bất kỳ quy trình tiếp thị nào. Theo đó, các doanh nghiệp cần thực hiện đủ những bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu marketing
Chiến lược marketing cần phản ánh mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, mục tiêu có thể là tăng cường các nhận thức của khách hàng về thương hiệu hoặc thu hút thêm tệp khách hàng tiềm năng đủ chất lượng.
Ngoài ra, marketing cũng có thể vì mục đích để doanh nghiệp phát triển hoặc duy trì vị thế của mình trong ngành, tăng cường giá trị trong mắt khách hàng. Việc xác định rõ mục tiêu là cơ sở cho bộ phận marketing của doanh nghiệp, giúp họ định hình chiến lược và thực thi nó trong nhiều năm tiếp theo nữa.
Bước 2: Phân tích thị trường
Nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích về khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng làm cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những đối tượng mà họ đang phục vụ. Dù là hoạt động trong lĩnh vực nào và sản phẩm/dịch vụ ra sao, việc đặt khách hàng vào trung tâm là điều tối quan trọng.
Việc nghiên cứu về nhân khẩu học của khách hàng, bao gồm tên, giới tính, trình độ học vấn, sở thích, độ tuổi, địa vị xã hội… giúp doanh nghiệp hiểu được hành vi mua hàng của họ, từ đó phát triển chiến lược marketing phù hợp.
Bước 3: Lựa chọn chiến thuật marketing phù hợp
Khi lập kế hoạch Marketing, có nhiều loại chiến thuật bạn có thể lựa chọn. Điển hình như:
- Chiến thuật Marketing đại trà: Với mục tiêu nhắm tới một phạm vi thị trường rộng lớn, chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng một thông điệp áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng, thậm chí phải hy sinh tính đặc thù của từng phân khúc sản phẩm/dịch vụ để có thể bao phủ toàn diện thị trường.
- Chiến thuật Marketing phân biệt: Một chiến lược mà doanh nghiệp cần triển khai và tạo ra các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn để thu hút nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu.
- Chiến thuật Marketing tập trung: Đây là một chiến lược mà thương hiệu sẽ dồn hết tài nguyên và nỗ lực để quảng bá sản phẩm đến một phân khúc đối tượng mục tiêu cụ thể.
Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện chiến lược
Cách xây dựng chiến lược Marketing sẽ gồm 2 bước chính và cũng là quan trọng nhất sau đây:
- Thiết lập thông điệp: Mỗi chiến lược Marketing cần phải có một thông điệp rõ ràng và cuốn hút cùng nội dung tiếp thị phù hợp nhằm thu hút sự chú ý, khuyến khích hành vi mua hàng của người xem.
- Lựa chọn kênh truyền thông: Doanh nghiệp cần phải chọn lựa kênh truyền thông một cách cẩn thận, dựa trên việc phân tích và nghiên cứu thị trường.
Bước 5: Đo lường và đánh giá kết quả
Cuối cùng, doanh nghiệp cần xác định và thiết lập các chỉ số, tiêu chuẩn cụ thể để đo lường, từ đó đánh giá hiệu quả của chiến lược. Dựa trên những số liệu này, doanh nghiệp sẽ có thể nhanh chóng đưa ra các biện pháp và hành động để tận dụng cơ hội, xử lý các rủi ro hoặc vấn đề phát sinh.
Các yếu tố cần thiết để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Để kế hoạch Marketing được thành công như mong đợi, việc xây dựng chiến lược Marketing cần đáp ứng các yếu tố:
- Mục tiêu: Điều mà bạn muốn chiến dịch của mình đạt được là gì? Hiểu rõ mục tiêu này sẽ giúp kết nối với một chiến lược tiếp thị toàn diện hơn. Sau đó, sử dụng các công cụ phân tích và các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đánh giá hiệu quả.
- Thông điệp chiến dịch: Giải đáp câu hỏi “Tại sao” đối với chiến dịch Tiếp thị của bạn.
- Tài sản có giá trị: Có thể là trang tài liệu có ích cho người dùng hoặc một voucher giảm giá.
- Bản kế hoạch chi tiết về việc thực hiện dự án.
- Ngân sách, kế hoạch chi tiêu đối với các nguồn lực cùng các chi phí bên ngoài.
Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing
Khi xây dựng chiến lược Marketing, các Marketer phải chú trọng nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo kế hoạch thành công toàn diện. Cụ thể, hãy lưu ý đồng thời các điều sau:
Việc Marketing phải đi theo đúng mục tiêu và thị trường nhắm đến cho sản phẩm, dịch vụ.
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các thương hiệu đối thủ sẽ giúp thương hiệu tự nhận ra những điểm đặc biệt của sản phẩm doanh nghiệp mình.
Thời gian và công sức dành cho việc nghiên cứu, đánh giá số liệu sẽ giúp xác định chiến lược đã mang lại thành công thế nào cho thương hiệu.
Cuối cùng, để thể hiện các thuộc tính của thương hiệu, doanh nghiệp cần chứng minh sự uy tín thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó tạo ra ấn tượng tích cực, đánh giá tốt từ phía khách hàng.
Kết luận
Trên đây chính là chi tiết về cách xây dựng chiến lược Marketing cho bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn lên plan cho sản phẩm mình. Hãy tham khảo và thực hành ngay để nhanh chóng đưa sản phẩm đến gần hơn với người dùng mục tiêu nhé.
Có thể bạn quan tâm:
-
- Marketing học trường gì ở TPHCM? Top 10 trường Đại học uy tín có thể tham khảo
- Bí kiếp trở thành Marketing Executive thành công trong 2 năm tới
- List 10+ sách marketing bán chạy mà mọi marketer nên biết
- Tổng hợp 10 công ty marketing tổng thể uy tín hàng đầu
- Promotion Mix là gì? Khám phá chiến lược xúc tiến đỉnh cao